Triển khai kịch bản phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; đánh giá tính thích nghi của giống lúa ST 24, ST 25 trên đất tôm, lúa
null
Triển khai kịch bản phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; đánh giá tính thích nghi của giống lúa ST 24, ST 25 trên đất tôm, lúa
Triển khai kịch bản phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; đánh giá tính thích nghi của giống lúa ST 24, ST 25 trên đất tôm, lúa
Thứ hai, 11/01/2021, 10:37
Ngày 10/01, đồng chí Lữ Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến dự Hội nghị triển khai kịch bản phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và tổng kết đánh giá tính thích nghi của giống lúa ST 24, ST 25 trên đất tôm, lúa năm 2020 được tổ chức tại huyện Phước Long.
Ngày 10/01, đồng chí Lữ Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủyđã đến dự Hội nghịtriển khai kịch bản phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và tổng kết đánh giá tính thích nghi của giống lúa ST 24, ST 25 trên đất tôm, lúa năm 2020 được tổ chức tại huyện Phước Long.
Quang cảnh Hội nghị
Dự Hội nghị còn có đồng chí Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và nông dân tham gia mô hình sản xuất lúa ST24, ST25.
Theo dự báo, đầu năm 2021, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của thủy triều. Xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 xuất hiện ở mức cao nhưng không nghiêm trọng như mùa khô 2019 - 2020. Xâm nhập mặn có xu thế tăng bắt đầu ảnh hưởng đến nông nghiệp và cuộc sống ngườidân vào tháng 01/2021. Các đợt xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long sẽ tập trung trong tháng 02, 3/2021, riêng khu vực sông Cái Lớn sẽ xuất hiện vào tháng 3,4/2021.
Để chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và các tác động của biến đổi khí hậu trong mùa khô năm 2020 - 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) đã xây dựng 03 kịch bản: Diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020 - 2021 ít gay gắt như mùa khô năm 2019 - 2020 (1); Diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn mùa trong khô năm 2020 - 2021 gay gắt tương đương như mùa khô năm 2019 - 2020 (2); Diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 gay gắt hơn mùa khô năm 2019 - 2020 (3).
Các kịch bản đã đề xuất các giải pháp cụ thể phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 như: Thông tin tuyên truyền; bảo vệ sản xuất, phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi; cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường; điều tiết nước; công trình.
Đối với Mô hình canh tác giống lúa ST 24, ST 25 vùng tôm, lúa huyện Phước Long, huyện Hồng Dân, thị xã Giá Rai được xây dựng để đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả chuyển giao ứng dụng khoa học, kỹ thuật và sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng từng bước hiện đại, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Mô hình canh tác giống lúa ST 24, ST 25 trong vùng sản xuất tôm, lúa phía Bắc Quốc lộ 1A với quy mô 3.500 ha được triển khai trên địa bàn huyện Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai. Theo đánh giá, giống lúa ST 24, ST 25 sinh trưởng và phát triển tốt, thích hợp canh tác trên vùng đất tôm, lúa của cả 3 địa phương. Hiện tại lúa đang trong giai đoạn trổ đều đến chín đỏ đuôi.
Về hiệu quả kinh tế, tổng chi phí thấp hơn so với ruộng đại trà là 1.700.000 đồng/ ha; lợi nhuận cao hơn ruộng đại trà là 3.000.000 đồng/ ha. Với năng suất ước đạt trung bình đạt 6 tấn/ ha, tổng lợi nhuận của 3.500 ha lúa ST 24, ST 25 trong vùng sản xuất tôm, lúa đạt 90.492.500.000 đồng.
Đồng chí Lữ Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lữ Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhận định, giống lúa ST 24, ST 25 triển khai trên vùng đất tôm, lúa của tỉnh bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, thích nghi và phát triển.Đây là tín hiệu tốt để tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình này trong thời gian tới. Để mô hình trồng lúa ST 24, ST 25 được phát triển nhân rộng và giúp người dân yên tâm sản xuất, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị giữa các doanh nghiệp, các hợp tác xã và người nông dân phải tính toán lại việc bao tiêu sản phẩm, đặc biệt phải thực hiện đúng với hợp đồng đã ký kết. Bên cạnh đó cũng cần vận động, khuyến khích người dân tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc trồng màu trên các bờ vuông để tăng thêm thu nhập. Về công tác phòng, chống hạn mặn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị ngành nông nghiệp phải xử lý nhanh, hiệu quả các tình huống, tránh gây thiệt hại cho người dân. Ngành nông nghiệp phải chủ động tham mưu đề xuất UBDN tỉnh trong việc quy hoạch vùng sản xuất giống lúa ST 24, ST 25 phục vụ nhu cầu sản xuất cho người dân.