Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”
Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án) vừa được ban hành.

Quang cảnh Hội nghị trực tuyến khởi động Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm
cho lao động nữ đến năm 2030” tại điểm cầu tỉnh Bạc Liêu (Ảnh: baclieu.gov.vn)
Các mục đích, yêu cầu của Kế hoạch đặt ra là:
- Nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ và xã hội về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX); thúc đẩy bình đẳng giới thông qua hỗ trợ các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong khu vực KTTT, HTX.
- Củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động các HTX, đồng thời phát huy sức mạnh nội lực của các thành viên trong xây dựng, phát triển các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực thành viên HTX và kết nối các nguồn lực hỗ trợ HTX.
- Ưu tiên phát triển các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ tại các địa phương có quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, nhất là lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, miền núi, vùng có hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số; HTX ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
- Phát triển HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ, kết họp lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), các Chương trình, Dự án khác có liên quan.
Đối tượng thực hiện của Đề án là: HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành; HTX tạo nhiều việc làm cho lao động nữ, ưu tiên các HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ chế biến sâu, phát huy ngành nghề truyền thống, khôi phục văn hóa, khai thác tài nguyên bản địa; nữ quản lý, điều hành của HTX: thành viên, người lao động trong HTX, THT; hội viên, phụ nữ có nhu cầu tham gia phát triển KTTT, HTX, ưu tiên đối với các đối tượng phụ nữ: Ở các vùng khó khăn, dân tộc thiểu sổ; hộ nghèo, cận nghèo; khuyết tật, hoàn lương; nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục; di cư lao động không an toàn, công nhân mất việc làm trong các khu công nghiệp; cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp, các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Các nội dung và nhiệm vụ trọng tâm của Đề án là: Tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức về hỗ trợ phát triển KTTT, HTX; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ, tư vấn, xây dựng các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ nâng cao chất lưọng nguồn nhân lực của các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành của các cấp Hội về hỗ trợ, phát triển KTTT, HTX; tăng cường hợp tác quốc tế.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả theo từng giai đoạn và hàng năm.
Chi tiết:
L. Thu Thảo